Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


 
Trang ChínhPortalGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Cool Thông báo tuyển admin cho diễn đàn ( chi tiêt tại mục thông bao )Cool
Từ Ngày 19/4/2011 Forum K44KXC.01 Chính Thức Quay Lại Hoạt Động Như Bình Thường.Rất Mong Các Bạn Quan Tâm Và Ủng Hộ Để Diễn Đàn Ngày Càng Lớn Mạnh .thanks :">
Similar topics
Thông Báo Mới Nhất
blogTrangHa Click
blogTrangHa
Latest topics
» Ban headphone gia re chi voi 50k va 65k
Đâu là giới hạn ?? Icon_minitimeTue Dec 20, 2011 3:47 pm by ky070790

» Tiêu chuẩn 365 2005
Đâu là giới hạn ?? Icon_minitimeFri Dec 02, 2011 11:37 pm by duccuong_dk

» sai số cho phép trong xây dựng
Đâu là giới hạn ?? Icon_minitimeFri Dec 02, 2011 11:35 pm by duccuong_dk

» Ngân hàng câu hỏi VLXD
Đâu là giới hạn ?? Icon_minitimeFri Dec 02, 2011 11:33 pm by duccuong_dk

» bài tập lớn môn học cơ học đất nhé.tớ phỉa đi xin mãi ms đc đó.
Đâu là giới hạn ?? Icon_minitimeFri Dec 02, 2011 11:28 pm by duccuong_dk

» Môt công việc làm thêm rất tốt cho sinh viên đây!
Đâu là giới hạn ?? Icon_minitimeFri Jul 15, 2011 12:42 am by okmen1991

» Thông Báo Tuyển Admin cho Diễn Đàn Lớp Mình
Đâu là giới hạn ?? Icon_minitimeTue Apr 19, 2011 11:31 am by binladen

»  Bản tuyên ngôn con gái
Đâu là giới hạn ?? Icon_minitimeThu Mar 24, 2011 10:36 am by gianggiangonline

» Đóng tiền Quỹ lớp
Đâu là giới hạn ?? Icon_minitimeFri Mar 18, 2011 1:10 pm by nguyenmanhhiep214

» tách khoa vs đổi tên nghành
Đâu là giới hạn ?? Icon_minitimeFri Mar 18, 2011 1:08 pm by nguyenmanhhiep214

» Quà tặng Valentine lung linh cho người ấy đây anh chị em!
Đâu là giới hạn ?? Icon_minitimeTue Jan 04, 2011 1:37 am by tducquan

» Anh thuc tap co so nganh
Đâu là giới hạn ?? Icon_minitimeWed Dec 29, 2010 6:25 pm by tnut_hpt

» Những màn kungfu không đỡ nổi trong bóng đá
Đâu là giới hạn ?? Icon_minitimeWed Dec 29, 2010 10:18 am by gianggiangonline

» Nhận làm sim vina ngày sinh
Đâu là giới hạn ?? Icon_minitimeFri Dec 24, 2010 10:53 pm by 0978938538

» Tiểu Thuyết Kinh Dị Tấm Vải Đỏ
Đâu là giới hạn ?? Icon_minitimeWed Dec 22, 2010 9:27 pm by Mr SaTan

» AOE--------AOE
Đâu là giới hạn ?? Icon_minitimeWed Dec 22, 2010 7:22 pm by Mr SaTan

» Phân Mảnh làm chậm máy tính
Đâu là giới hạn ?? Icon_minitimeWed Dec 22, 2010 7:12 pm by Mr SaTan

» ban mua that ah`
Đâu là giới hạn ?? Icon_minitimeThu Dec 16, 2010 4:21 pm by maphongba

» Phao bài tập lớn Sức bền Vật Lộn
Đâu là giới hạn ?? Icon_minitimeSat Dec 11, 2010 7:18 pm by May_Be

» AE có ai cùng chơi game này với mình ko >?
Đâu là giới hạn ?? Icon_minitimeSat Dec 11, 2010 5:40 pm by admin

»  Thế và thời ??
Đâu là giới hạn ?? Icon_minitimeThu Dec 09, 2010 12:58 pm by May_Be

»  Chạy GHOST trên đĩa cứng không cần CD
Đâu là giới hạn ?? Icon_minitimeMon Dec 06, 2010 6:08 pm by admin

» Crack Kaspersky 2010 bản quyền dùng 25 năm
Đâu là giới hạn ?? Icon_minitimeMon Dec 06, 2010 5:31 pm by admin

»  Ngân Hàng Vật liệu Xd cuối kì
Đâu là giới hạn ?? Icon_minitimeFri Dec 03, 2010 10:42 am by May_Be

»  Cáo phó...R.I.P...chia tay 1 thành viên kxc01
Đâu là giới hạn ?? Icon_minitimeFri Nov 26, 2010 11:06 am by May_Be

»  Thảo luận TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH tuần 11
Đâu là giới hạn ?? Icon_minitimeMon Nov 22, 2010 11:44 am by May_Be

» Tại sao sinh viên thi rớt
Đâu là giới hạn ?? Icon_minitimeFri Nov 19, 2010 11:55 pm by admin

» Yêu kiểu... trai bách khoa
Đâu là giới hạn ?? Icon_minitimeMon Nov 15, 2010 12:12 pm by admin

» ko đỡ được với trò đùa của bọn tây
Đâu là giới hạn ?? Icon_minitimeTue Nov 09, 2010 10:48 pm by admin

» Đưa tay đây, anh chỉ cho em HẠNH PHÚC !
Đâu là giới hạn ?? Icon_minitimeThu Nov 04, 2010 5:48 pm by admin

Top posters
admin (76)
Đâu là giới hạn ?? Vote_lcapĐâu là giới hạn ?? Voting_barĐâu là giới hạn ?? Vote_rcap 
May_Be (29)
Đâu là giới hạn ?? Vote_lcapĐâu là giới hạn ?? Voting_barĐâu là giới hạn ?? Vote_rcap 
nguoirung (24)
Đâu là giới hạn ?? Vote_lcapĐâu là giới hạn ?? Voting_barĐâu là giới hạn ?? Vote_rcap 
binladen (14)
Đâu là giới hạn ?? Vote_lcapĐâu là giới hạn ?? Voting_barĐâu là giới hạn ?? Vote_rcap 
duccuong_dk (12)
Đâu là giới hạn ?? Vote_lcapĐâu là giới hạn ?? Voting_barĐâu là giới hạn ?? Vote_rcap 
cuong_ola (10)
Đâu là giới hạn ?? Vote_lcapĐâu là giới hạn ?? Voting_barĐâu là giới hạn ?? Vote_rcap 
TuoiThoDongBim (10)
Đâu là giới hạn ?? Vote_lcapĐâu là giới hạn ?? Voting_barĐâu là giới hạn ?? Vote_rcap 
maphongba (7)
Đâu là giới hạn ?? Vote_lcapĐâu là giới hạn ?? Voting_barĐâu là giới hạn ?? Vote_rcap 
gianggiangonline (4)
Đâu là giới hạn ?? Vote_lcapĐâu là giới hạn ?? Voting_barĐâu là giới hạn ?? Vote_rcap 
Mr SaTan (4)
Đâu là giới hạn ?? Vote_lcapĐâu là giới hạn ?? Voting_barĐâu là giới hạn ?? Vote_rcap 
Thống Kê
Hiện có 2 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 2 Khách viếng thăm

Không

Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 14 người, vào ngày Mon Feb 27, 2023 4:46 am

 

 Đâu là giới hạn ??

Go down 
Tác giảThông điệp
May_Be

May_Be


Tổng số bài gửi : 29
Join date : 09/04/2010

Đâu là giới hạn ?? Empty
Bài gửiTiêu đề: Đâu là giới hạn ??   Đâu là giới hạn ?? Icon_minitimeFri Apr 16, 2010 1:14 am

Chuyện sinh viên (SV) chơi lô đề, thuốc lắc không còn là chuyện lạ ở Thái Nguyên. Nhiều SV lâm vào cảnh nợ nần, nghiện ngập nhưng nhiều nhà quản lý giáo dục vẫn dửng dưng, coi đó là… tin đồn.
“Siêu thẻ”

Đâu là giới hạn ?? Lo

Giới SV “sành điệu” ở Thái Nguyên thường dùng cách gọi này khi nhắc đến tấm thẻ SV. Nguyên do là các dịch vụ cho vay qua thẻ quanh các trường đại học sẵn sàng chi tiền triệu, thậm chí chục triệu đồng cho mỗi tấm thẻ SV.
Đây là hình thức cho vay nặng lãi hoành hành trong giới SV nhiều năm qua. Thông thường cứ 1 triệu đồng, một ngày phải trả lãi 5.000-10.000đ. Mỗi tháng lãi suất lên tới 15%-30% và sau hơn 3 tháng nhiều khoản vay đã tăng gấp đôi. Nhưng đáng nói hơn, đa số SV “cắm” thẻ để lấy tiền chơi lô đề.



Dịch vụ cho vay qua thẻ nở rộ tại khu vực ký túc xá ĐH Sư phạm.
Hai năm trước, tin SV Hà Việt T (quê Sơn La) ĐH Nông lâm treo cổ tự vẫn trong phòng ký túc xá vì nợ lô đề đã gây sốc cho nhiều người. Nhưng từ đó đến nay, nạn lô đề trong SV không lắng dịu mà vẫn vô tư kéo dài.
Đầu tháng 3-2008, Hoàng Ngọc T (quê Bắc Kạn) SV K37 Khoa Thú y, bạn thân của Hà Việt T cũng vừa bỏ học, trốn biệt tích vì món nợ trên 100 triệu đồng.
Chính dịch vụ cho vay qua thẻ phát triển đã hà hơi tiếp sức cho những SV có máu đỏ đen. Dịch vụ cho vay qua thẻ phát triển rầm rộ nhất tại đoạn đường Lương Thế Vinh, gần ký túc xá ĐH Sư phạm.
Các biển hiệu “cho vay qua thẻ” được trưng công khai mà chưa có phản ứng nào từ phía chính quyền. “Cắm” thẻ SV lấy tiền quá dễ và chỉ cần một tin nhắn, một cuộc điện thoại đã có thể báo được hàng ngàn điểm lô đề, với số tiền lên tới hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng.
Một SV cho biết, chỉ cần có người giới thiệu thì chủ sở hữu số điện thoại 0944445xxx sẵn sàng đáp ứng nhu cầu đặt lô đề với bất cứ số tiền nào.
Nhưng chơi đề đơn giản bao nhiêu thì trốn nợ chủ đề lại khó khăn bấy nhiêu. Một SV Khoa Giáo dục thể chất K38 nhà ở thị xã Cao Bằng chơi lô đề nợ hàng chục triệu đồng phải bỏ học nhưng “xã hội đen” vẫn tìm đến tận nhà đòi nợ. Chẳng có cách nào hơn, gia đình đã phải cắt cho chủ nợ một mảnh đất trị giá 80 triệu đồng.
Đặc biệt hơn, Trần Ngọc T giáo viên Khoa Thể chất ĐH Sư phạm còn mượn cả chục tấm thẻ của SV đi “cắm” để lấy tiền thoả cơn khát lô đề. Khi nợ nần hàng trăm triệu đồng thì thầy... bỏ trốn, báo hại các SV phải tự xin tiền gia đình đi chuộc lại.
Chỉ là chuyện riêng của SV?
Giữa năm 2007, Hoàng Quốc V-K1A4 khối cơ bản Trường ĐH Kinh tế - Quản trị kinh doanh phải bỏ nhà, bỏ trường trốn nợ lô đề. Tuy nhiên, cô giáo Nguyễn Thị Thuỷ, Phó trưởng phòng CT-HSSV của trường vẫn dành nhiều lời nhận xét tốt cho V: Đây là một lớp trưởng học giỏi, tích cực tham gia các hoạt động đoàn thể nhưng không biết tại sao gia đình đột ngột đến xin thôi học cho V?
Thông tin V đánh lô đề nợ tiền tỷ nhà trường chỉ nghe được từ các SV mà chưa rõ thực hư thế nào. Trong thực tế, ngay cả gia đình V cũng không biết rõ con mình nợ bao nhiêu tiền. Gom góp, vay mượn trả nợ cho con hơn 300 triệu đồng nhưng vẫn thấy các khuôn mặt bặm trợn tìm đến nhà đòi nợ. Giờ V trốn ở đâu gia đình cũng không có tin tức.
Không những không kịp thời có biện pháp cứng rắn răn đe những SV mê đỏ đen, cách xử lý nhẹ tay của các nhà trường cũng là một nguyên nhân khiến nhiều SV không dứt bỏ được tệ nạn xã hội.
Điển hình là trường hợp của SV Hoàng Văn T (quê Cao Bằng) ở lớp K39 Khoa Giáo dục thể chất, ĐH Sư phạm. Năm 2006, phát hiện T nghiện ma tuý, nhà trường cho nghỉ 1 năm để cai nghiện.
Năm 2007, quay trở lại học tập T làm đội trưởng đội tuyển bóng đá, đoạt giải vô địch SV toàn quốc. Nhưng sau giải đó, T lặng lẽ bỏ học, nhà trường cũng không rõ nguyên nhân.
Tuy nhiên, nhiều SV cùng quê Cao Bằng cho biết T bỏ học vì nợ lô đề hơn 60 triệu đồng và đã quay lại con đường nghiện ngập. Nhiều SV nghỉ học hàng tháng vì đi trốn nợ, sau này quay lại trường vẫn được tiếp tục theo học với lý do ốm đau kéo dài. Hay như việc nghỉ dạy của thầy giáo Trần Ngọc T nói trên cũng chỉ được nhà trường ghi nhận là trường hợp xin thôi việc bình thường.
Vòng quay vay nặng lãi-số đề chưa dừng lại ở đó. Các khách sạn, quán karaoke ở khu vực ngã ba Mỏ Bạch và sau bể bơi sư phạm là điểm hẹn của các sinh viên chơi lô đề khao bạn bè bằng thuốc lắc sau những lần trúng đậm số đề.
Anh bạn SV Khoa Ngữ văn K41 ĐH Sư phạm, người giúp chúng tôi thâm nhập các tệ nạn xã hội trong giới sinh viên, vừa hú vía khi được mời tham dự một cuộc khao đề như vậy của nhóm SV Sư phạm quê Cao Bằng.
Đêm 14-3, Công an TP Thái Nguyên vừa triệt phá một “động” thuốc lắc tại phố Mỏ Bạch, phường Quang Vinh, bắt quả tang 9 SV đang sử dụng thuốc lắc. Liệu đó đã là lời cảnh tỉnh nghiêm khắc cho các nhà quản lý hay họ vẫn tiếp tục làm ngơ trước sự trượt dốc của SV?.
Đình Thắng

Sinh viên vướng nạn lô đề: Rước bão về quê
Bán chuồng gà trả nợ đề

Đâu là giới hạn ?? Images587501_con-nghien-phe-thuoc



Không ít sinh viên “găm” xe để đánh đề Ảnh: M.Tôn
Đưa con từ Thái Nguyên xuống thành phố học tại mộttrường danh tiếng, bố mẹ Vinh rất tự hào. Trường của Vinh được bao cấptoàn bộ nhưng hàng tháng bố mẹ cậu vẫn cấp tiền cho con chi tiêu thêm.Sẵn tiền, Vinh chơi bời rồi sa đà vào lô đề lúc nào không hay.
Quy định của trường mỗi tuần chỉ được ra ngoài mộtngày chủ nhật, nhưng Vinh đã kịp thiết lập đường dây riêng. Chỉ cần gọiđiện báo số, trúng hay trượt cuối tuần ra thanh toán với chủ đề.
Thua nhiều, Vinh mang thẻ học viên đi “cắm”. Đến nămcuối chuẩn bị tốt nghiệp, số nợ lên đến gần trăm triệu, không có tiềntrả, chủ nợ mang thẻ vào trường báo cáo chắc chắn bị đuổi học, sựnghiệp sẽ dừng lại vĩnh viễn. Không còn cách nào khác, Vinh về cầu cứugia đình.
Nghe số nợ, mẹ Vinh chết ngất. Bố cậu đành cay đắngbán đi nửa ha đất trồng chè lấy tiền chuộc thẻ cho con. Bán vườn, nguồnthu nhập không còn, bố cậu phải xuống Hà Nội làm thuê lấy tiền nuôi haiđứa em dưới Vinh đang đi học trung học.
Đến thăm nhà bà Phai, nhiều người ngạc nhiên khi thấycửa hàng đại lý hàng tiêu dùng lớn nhất khu thị trấn G ở một huyệnthuộc Hà Nội, giờ chỉ như một hàng xén nhỏ bày bán đồ lặt vặt.
Bà Phai rầu rĩ kể về Minh (SV năm II khoa Du lịch -CĐTMDL), con trai mình: “Nó đi học không phải đóng góp gì, được hưởngchế độ con thương binh. Vậy mà đánh lô, đánh đề nợ lên đến 80 triệu. Xecộ, máy tính bán sạch rồi bỏ vào Bình Dương trốn. Ai ngờ chủ nợ biếtnhà, tìm lên tận đây. Giấy tờ vay nợ toàn chữ con mình viết, lại cảchứng minh thư thì cãi làm sao được”.
Cùng xóm bà Phai, bà Thái cũng vừa phải hóa giá cănnhà đang ở với giá 300 triệu để trả nợ cho con rể. N., con gái duy nhấtcủa bà Thái, lấy chồng khi đang là SV năm thứ II ĐHVH, hai vợ chồng trẻcon sống lệ thuộc bố mẹ nhưng lại muốn làm giàu bằng trò may rủi.
Chồng N. tham gia đủ các hình thức cờ bạc, mong cóngày lên đời nhờ vận đỏ. Càng đánh lại càng thua, đến khi vỡ nợ cậu tadắt vợ về thẳng thừng tuyên bố: “Nếu mẹ không giúp con trả nợ thì conđành bỏ vợ để trốn đi, coi như đã chết”.
Nhìn con gái bụng chửa vượt mặt, vừa ngồi ôn thi họckỳ vừa khóc, bà Thái dứt ruột bán căn nhà và cả dãy chuồng nuôi gàthịt. Trả nợ xong chỉ đủ tiền mua mảnh đất nhỏ không có tiền xây nhàmới.
Hết cách làm ăn, bà đành khăn gói theo con về Hà Nộithuê một căn phòng nhỏ gần chợ Thành Công làm chỗ ở và bán xôi sáng.Nhiều đêm bà Thái khóc thầm: “Không biết đến bao giờ mới ngẩng đầu lênvới thiên hạ được”.
Lập trang web lô đề
Ngược lại với các phụ huynh trở thành nạn nhân của cơnbão lô đề, ông Dân (thị xã ST – HN) lại góp phần “gieo gió” từ khi cócậu con trai đi học trường CĐTHPL (Hà Nam). Kiên – con trai ông – saumột năm đi học đã kịp thành thạo tất cả các “ngón nghề” của dân lô đềchuyên nghiệp.
Cậu mang trò chơi mới này về quê phổ biến, không ngờđược ông bố chơi thử rồi “nghiện” hơn cả con. Không muốn ra ngoài đánh,ông Dân lập bảng luôn ở nhà, vừa ghi cho khách vừa thỏa mãn đam mê củamình.
Có lần ham ăn, ông ôm con 29 vì chắc mẩm nó không về.Tối hôm đó, kết quả giải đặc biệt lại về đúng đuôi 29, ông Dân phảimang sổ đỏ đi “cầm” lấy 50 triệu trả tiền trúng cho khách.
Để gỡ lại số tiền đã mất, ông mở rộng mạng lưới kháchhàng, chia ra những “chân rết” nhỏ với phần trăm hoa hồng cao hơn nơikhác, thậm chí nếu là khách quen, ông có hình thức khuyến mại giảm 10phần trăm tiền đánh.
Phan Tú (ĐHTN) học ngành CNTT, có kiến thức về côngnghệ cao, cậu đã kịp nghĩ cách ứng dụng vào trò lô đề. Tú lập một trangweb trên mạng, lấy luôn tên quê mình: lslodexxx.com cho các đồng hươngcùng vào trao đổi cách thức, kinh nghiệm chơi.
Hội đồng hương lô đề cắt cử người làm admin, thông tinđược cập nhật từng phút để đưa ra dự đoán kết quả trong ngày. Khoảng5-6 giờ chiều là quãng thời gian sôi động nhất của diễn đàn, ở tỉnh nàosốt con gì, điểm lô chỗ nào cao nhất đều được thông báo đầy đủ.
Anh họ Tú là một chủ đề có máu mặt của Lạng Sơn. Từkhi có trang web này, việc làm ăn có vẻ thuận lợi vì dễ dàng so sánhgiữa các tỉnh để san bảng khi một con bạc nào đó khát nước đánh to. Túlàm quản trị mạng kiêm vai trò trung gian giữa người chơi và chủ đề, cótrách nhiệm nhận điện thoại báo số, thu bảng, trả tiền trúng và đòi nợ…
Mặc dù rất am hiểu nhưng Tú tuyệt nhiên không bao giờđánh thử một con đề, cậu bảo: “Cái này chỉ cần dính một lần là khôngdứt ra được. Em đi làm để hưởng hoa hồng thôi, mỗi tháng đều đều cũngkiếm được 20 triệu”.
Nữ sinh viên trong vòng xoáy lô, đề

Sinh viên nữ chơi lô, đề không còn là chuyện hiếm. Tiền trúng từ “đỏ-đen” sẽ dùng để mua di động, sắm quần áo thời trang, đàn đúm bạn bè. Sa đà vào đây, họ không nhận ra rằng tương lai, sự nghiệp đang vượt xa khỏi tầm tay.
Những nữ sinh khát lô, đề
5h30 chiều, như đã hẹn, tôi đến chỗ trọ của N.T.H. (sinh viên ĐHQG Hà Nội). H. nổi tiếng là một đệ tử ruột của lô, đề. Bước vào phòng trọ, thấy 4 cô gái đang lẩm bẩm, tay cầm bút tính toán gì đó, tôi liền hỏi: “Các em học muộn vậy?”. Cả hội ồ lên cười, H. lên tiếng: “Học hành gì tụi nó hả anh? Chúng đang tính xem chiều nay ốp con gì đấy mà! Chiều nào mà chả vậy!” Nhìn giường chiếu, áo quần, bát đĩa, xoong nồi vứt chỏng chơ, tôi chỉ còn biết lắc đầu ngao ngán.
Theo chân H. đến một quán nước nhỏ ven đường. Vừa thấy khách quen, mặt chị chủ quán liền tươi như hoa: “Em gái! Hôm nay ghi con gì đây?”. Rồi chị ta lôi ra một xếp giấy A4 dày bằng cuốn sổ, ghi chi chít các con số đưa cho tôi. Còn H., không cần suy nghĩ vì đã tính toán ở nhà, nên đọc luôn: “Chị ghi cho em con lô 78, 10 điểm, con đề 25, 1 lít” (lít là 100 nghìn đồng); “Ok, của em hết 320 nghìn”. Vừa nói, chị ta vừa thoăn thoắt ghi vào bảng lô, đề, rồi mời tôi và H. uống nước miễn phí.

Ngồi bên cạnh tôi là cô gái khác, tay cầm một tờ giấy be bé, tôi thì thầm hỏi, H. liền cười ngặt nghẽo: “À! Con bé đó mới đánh được mấy hôm mà, nó là khóa mới vào nên phải có tích kê, chứ như tụi em thì nhẵn mặt bà chủ đây mấy năm rồi, nên chả cần”.
H. là con gái độc nhất trong một gia đình khá giả ở Ninh Bình, mỗi tháng gia đình chu cấp cho cô hơn 2 triệu đi học, chưa kể tiền đóng học. Thế nhưng H. lại nướng sạch vào lô đề. Cô kể: “Lúc đầu ra đây em không bao giờ nghĩ mình dính vào lô đề, bởi em là con gái! Sau thấy đám bạn ghi thì mình cũng ghi cho vui...”. Vận may đến với H. liên tục, lúc đầu mới đánh, cô chỉ ghi 2,3 nghìn, sau thấy ngon ăn đánh lớn và khi thua thì cũng mất nhiều hơn. Càng thua, H. càng cay cú nên ngày càng dấn sâu hơn. Tôi nhẩm tính một ngày H. “tung” vào lô, đề khoảng hơn 300 nghìn, một tháng gần 10 triệu.

Tiền đâu ra? Xe máy, dàn vi tính rồi điện thoại di động lần lượt đội nón ra đi. Khi không còn gì để cầm cố nữa, cô lừa người yêu mượn di động, xe máy đi cầm. Khuyên nhủ không được, người yêu rời bỏ cô đi tìm nhân duyên mới. Chẳng lấy làm buồn và hối hận, ngược lại, H. rủ rê, lôi kéo đám bạn gái cùng phòng trọ “góp vốn” tham gia đánh lô, đề tập thể.

Mỗi khi trúng lớn, H. và đám bạn ra siêu thị mua sắm, tổ chức ăn uống, hát karaôkê. Ngày hôm sau, cả đám bạn lại lao vào các con số như những con thiêu thân và luôn bị ám ảnh trước ma lực của đồng tiền.



Không như H., V.V.T. (ĐHSP), gia đình không mấy khá giả. Nghe theo lời mấy đứa bạn cùng xóm trọ rủ rê, T. lao vào chơi lô, đề như điên dại. Thua to, T. cầm cố mọi thứ, vay mượn tất cả bạn bè. Khi không còn ai tin tưởng cho T. mượn nữa, một mình cô nhảy xe về quê lừa gia đình, anh em họ hàng hòng gỡ lại, nhưng kết quả là số tiền nợ ngày một tăng. Đến khi chủ “lô” tìm về tận quê dằn mặt, cô mới mếu máo kể cho bố mẹ đầu đuôi câu chuyện. Bố mẹ T. hốt hoảng, tá hoả chạy vạy khắp nơi mới kiếm đủ 40 triệu lên trả nợ cứu vớt tương lai cô con gái “quý hoá”.
Đ.T.L. (sinh viên ĐHKTQD) cũng có nguy cơ nghỉ học do vỡ nợ đề. Xe máy, máy vi tính, điện thoại bố mẹ trang bị cho đi học hiện giờ vẫn nằm trong tiệm cầm đồ không hẹn ngày trở lại... Khi số tiền nợ lên đến 60 triệu, cô mới hoảng hồn cầu cứu gia đình. Nhìn bố mẹ bán dần những vật dụng trong nhà trả nợ cho mình (cô con gái từng là niềm hãnh diện và tự hào của bố mẹ), L. không khỏi xót xa, hơn lúc nào hết, cô mới thấm thía: “Cờ bạc là bác thằng bần!”
Phía sau những con số
Càng ngày, bạn bè cùng lớp với H. thấy cô ít lên lớp hẳn đi, có khi cả tháng họa hoằn lắm mới thấy H. ló mặt lên lớp hỏi xem có bài kiểm tra nào không? Thời gian còn lại, cô còn bận ở nhà tính toán những con số... Còn T., vẫn chứng nào tật ấy, không từ bỏ nổi thói máu mê cờ bạc của mình. Khi không còn tiền để chơi lô đề nữa, T. đã tìm đến những chàng trai theo đuổi mình vay mượn. đáng sợ hơn cô sẵn sàng cặp bồ với những người đàn ông lắm tiền nhiều của để thoả mãn cơn nghiện đỏ đen của mình, dần dần bạn bè ở lớp cũng thấy T. ít trên lớp hơn...
Nhiều sinh viên hiện nay vẫn ôm giấc mộng trúng lô, đề. Tiền trúng từ lô, đề là khá lớn, với họ nhất là những ngày cuối tháng trong khi chờ đợi tiền “rót” từ nhà lên, khoản tiền trúng lô, đề sẽ giải quyết được chuyện đói trước mắt, sau đó là: có tiền mua di động, mua quần áo thời trang, đàn đúm bạn bè, rồi những cuộc “bay” thâu đêm ở các vũ trường lớn và sướng nhất là có tiền đi chơi với người yêu. Với kiểu suy nghĩ “mụ mị” đó, họ đã bị cuốn vào cơn lốc lô, đề lúc nào mà không biết.
Anh Q., chủ một cửa hiệu cầm đồ ở ngõ Tự Do ĐH Kinh tế quốc dân cho biết: “Khách hàng chủ yếu là những cô, cậu sinh viên thiếu tiền do người nhà gửi lên chưa kịp thì ít mà cần phải trả nợ lô, đề thì nhiều. Tài sản họ cầm là xe máy, dàn vi tính, điện thoại, thậm chí cả thẻ sinh viên, chứng minh thư nhân dân... thôi thì đủ thứ thứ, gì cầm được họ cầm tất. Chính vì thế cho nên quanh các trường cao đẳng, đại học và kí túc xá các hiệu cầm đồ mọc lên như nấm…”.
Hiện nay, dưới nhiều hình thức khác nhau, các chủ lô, đề núp dưới bóng những quán nước nhỏ, ngang nhiên hoạt động trong từng ngõ hẻm - nơi tập trung đông sinh viên như ngõ Đa Lộc, ngõ Tự Do... Đã có nhiều vụ trộm cắp, cướp giật do sinh viên cầm đầu chỉ vì túng thiếu, nợ nần chồng chất, thiếu tiền chơi lô, đề nên sinh ra “đói ăn vụng, túng làm càn”; rất nhiều sinh viên nữ đã tự đánh mất mình khi bị cuốn vào vòng xoáy của những con số.
Trong khi các bạn cùng học với mình đang miệt mài ôn luyện cho những kì thi học phần thì những nữ sinh viên như N.T.H; V.V.T; Đ.T.L... vẫn vùi đầu mải mê tính toán những bảng lô, đề mà không biết rằng, tương lai, sự nghiệp đang vượt ra khỏi tầm tay.

Lô đề: SV nữ cũng… chơi tới bến


- Không chỉ có nam sinh viên ham đánh lô đề mà ngay cả những bạn nữ sinh khi đã dính vào niềm đam mê này sẽ khó có thể dứt bỏ được, thậm chí còn gây ra những chuyện rất đáng buồn.



Nhắn tin ghi đề - Ảnh: P.V.CKhác với các bạn nam, nữ SV không chơi theo lối “a dua a tòng” mà thể hiện sự kín đáo khi thả một con đề hay lô. Nghĩa là dám chơi dám chịu, không kêu ca than thở, hết tiền thì cạy cục bằng có để chơi tiếp.
Tôi có cô bạn học cùng trường – Trang – quê Yên Bái. Ngay hồi mới vào năm thứ nhất, Trang đã tỏ ra là một “tay chơi” rất sành điệu, không có thú vui nào mà cô không thử qua một lần, và cuối cùng thì dừng lại ở lô đề.
Trang chia sẻ niềm đam mê của mình: “Trên đời này không gì “phê” bằng cái cảm giác hồi hộp suốt cả ngày chỉ chờ đến giờ kết quả xổ số. Vừa lo lắng phấp phỏng lại vừa thích”.
Cô có một câu hẹn quen thuộc: “Sau giờ… lô nhé. Nếu không thấy đến coi như hôm nay xịt”.
Mỗi lần xuống bảng, Trang thường ghi ít nhất 10 điểm lô (1 điểm = 23.000 đồng) và vài con đề, kể cả bạch thủ lẫn đầu, đuôi, kép, bóng… cũng khoảng 4-500.000 đồng. Nhẹ nhàng mỗi ngày 700.000 đồng, hứng lên kết con nào thì có thể đánh tới 500.000 đồng một con.
Lạ một điều, đánh khát nước như vậy nhưng Trang không bao giờ tỏ ra cháy túi mặc dù số lần thua nhiều hơn được. Thì ra Trang được bố mẹ mở cho một tài khoản riêng khoảng 4 trăm triệu khi xuống HN học, số tiền đó Trang được tự do chi tiêu bốn năm học và dành xin việc sau này.
Phải thân thiết lắm cô mới tiết lộ: “Nói thật là tài khoản cũng chẳng còn được bao nhiêu. Nhưng lo gì, ông bà già có kiểm soát được đâu”.
Trang là trường hợp có gia đình khá giả, tiêu tiền không cần phải nghĩ. Còn Nhiên (ĐHKT) ở cùng xóm trọ với tôi, từ vùng quê Thái Bình lên HN học, mới đầu Nhiên cũng khá ngoan hiền.
Sau một thời gian chơi cùng nhóm bạn “quý tộc” đến từ ngoại tỉnh, Nhiên “nghiện” lô đề từ lúc nào. Nhiên càng đánh càng ham. Quen mặt chủ đề đến mức chỉ ra báo số, không cần lấy tích kê. Trò cờ bạc chỉ gặp may vài lần, sau đó thì thua triền miên.

Đâu là giới hạn ?? Hnhnh1004


không chỉ chơi lô đề, SV nữ cũng biết... cầm đồ - Ảnh: P.V.CCao thủ hơn, Nhung (quê Ba Vì – HN) còn nghĩ ra chiêu moi tiền của người thân để đánh đề bằng cách… đi nằm viện.
Bố mẹ ly hôn từ lâu, Nhung ở với mẹ nhưng bố vẫn rất quan tâm, khi đi học ĐH, bố mẹ đều chung sức lo cho con gái đầy đủ. Nhung nghiện lô đề từ khi yêu Nam.
Buổi trưa đi học về Nam đến luôn chỗ trọ của Nhung, hai đứa loay hoay tính toán cả buổi chiều đến 4giờ30 thì đi “rải thảm”. Đánh một chỗ chưa đủ, Nhung chia ra nhiều điểm đánh, cô bảo: “Đánh nhiều nơi, lúc trúng đi “nhặt” tiền về cũng vui lắm. Mà nếu trượt thì cũng không trượt hết. Có hôm máu lên em đánh cả nửa bảng”.
Hết tiền, không thể xin được ở quê, Nhiên xoay xở đủ cách: vay mượn bạn bè cùng lớp, bạn cùng quê, lần nào cũng hứa trả ngay nhưng chưa bao giờ đúng hẹn. Về quê, cô hàng xóm sang gửi tiền Nhiên cầm giúp lên cho con gái học trên HN, Nhiên bớt lại một nửa úp mấy con đề… Có lần trúng được hơn 20 triệu tiền đề, Nhung cùng người yêu đi du lịch Thái Lan, về quê bảo mẹ là tiền đi làm thêm được. Lúc thua nhiều, bán cả xe máy và đồ trang sức để gỡ, hết tiền thì nợ.
Đến khi số nợ lên đến 50 triệu Nhung toát mồ hôi, bèn nghĩ ra chiêu nằm viện. Cô gọi điện cho bố (trong Sài Gòn) khóc lóc bảo con bị u nang buồng trứng, không mổ nhanh sẽ nguy hiểm, và dặn bố đừng cho mẹ biết kẻo mẹ lo.
Ông bố thương con từ bé đã thiếu thốn tình cảm nên tức tốc gửi tiền ra. Tiếp theo màn kịch đó, Nhung giở bài xin tiền khắp họ hàng bên nội để lấy tiền chữa bệnh.
Dung SV cao đẳng KTKT còn liều lĩnh hơn khi tìm cách kiếm tiền “nuôi đề”. Nuôi đầu 6 mười hôm chưa về, mỗi ngày gấp lên hai lần, lên đến hơn 5 triệu, nếu không gỡ được thì lỗ mất 10 triệu.
Bỏ cả buổi học trên lớp chạy vạy đi vay tiền bạn bè, đến chiều vẫn chưa đủ tiền xuống bảng, Dung chợt nghĩ đến chiếc laptop của cô bạn hàng xóm. Lừa lúc bạn đi tắm, Dung mở cửa lẻn vào ôm máy ra tiệm cầm đồ lấy 4 triệu đi thẳng ra quán cóc ghi đề, sau đó ra quán net ngồi chat đợi kết quả.
Hôm đó đầu 6 lại không ra, Dung thất thểu quay về, vừa đến đầu xóm trọ, Dung bị gọi ngay lên trụ sở công an phường làm việc. Thì ra trong lúc vội vã, Dung để quên chùm chìa khóa của mình trên bàn máy của hàng xóm.
Sự việc được đưa lên ban giám hiệu trường Dung học, quyết định buộc thôi học với tội danh “trộm cắp tài sản” được gửi về tận quê Thanh Hóa.
Còn rất nhiều những trường hợp vì thiếu tiền đánh lô, đánh đề mà các bạn nữ sinh đã đánh mất bản chất cũng như danh dự của chính mình. Có người ăn trộm trang sức của bạn cùng phòng, có người lừa lấy xe máy của bạn mang đi bán, còn có trường hợp cầm dao dọa giết chính bạn thân của mình khi cơn khát bạc dâng lên đỉnh điểm…
Có lẽ chưa bao giờ tình trạng nghiện lô đề trong giới sinh viên lại nan giải và ngày càng trầm trọng như hiện nay.

Những chiêu thức chủ nợ biến sinh viên thành 'con mồi'
Không phải với sinh viên nào, chủ tiệm cầm đồ cũng sẵn sàng cho vay một lúc cả chục triệu đồng. Cho sinh viên vay một số tiền lớn, chủ nợ đã có quá trình điều tra, xác minh rất kỹ về thân thế và khả năng năng chi trả của gia đình. Một khi sinh viên đã trở thành con mồi được chủ nợ “chăm sóc”, săn đón thì số lãi họ áp đặt ở mức nào, người đi vay cũng phải chấp nhận.
Sập bẫy
Với Nguyễn Kim Ng, sinh viên năm thứ 2, chuyên ngành Bác sỹ Đa khoa, Trường Đại học Y Thái Nguyên, quê Điện Biên, người đã khiến gia đình phải bán cả đàn bò để xuống “giải cứu” Ng khỏi cảnh bị chủ nợ săn tìm đã rất thấm thía các mánh khóe của chủ cho vay nặng lãi.


Những tiệm cho vay qua thẻ và cho thuê xe máy nhiều như nấm ở ngay bên cạnh trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên. (Ảnh Nguyên Minh)
Ng cho biết: hầu hết chủ cầm đồ và cho vay qua thẻ (thẻ sinh viên) đều kiêm luôn chủ lô đề. Nhiều sinh viên sau khi thấy bạn chơi thì cũng chơi theo. Nhưng không phải ai muốn chơi nhiều cũng được. Người chơi nhiều thường được chủ dẫn dắt và “thả cửa” cho vay thì mới chơi được.
Nhưng không phải sinh viên nào, chủ cầm đồ cũng thả cửa cho vay. Những người được chủ cầm đồ tin tưởng “đầu tư”, họ đều đã có điều tra xác minh từ trước. Chẳng hạn, sinh viên đó đang học lớp gì, bố mẹ làm gì và hoàn cảnh gia đình ra sao. Nếu là gia đình có bố mẹ làm công chức, giầu có thì họ thích vay bao nhiêu cũng được.
Rồi Ng kể: "Ngày mới vào trường được một thời gian, cậu được một chủ lô ở gần trường mời: “Mày thích ghi bao nhiêu cũng được. Được tao trả tiền mà thua tao cũng trả tiền, lại cho thêm hai chai bia mà uống”! Anh bảo, trước những lời mời như thế thì ai mà không thử? Nhưng chơi rồi, nếu được có tiền thì ham nên lại chơi tiếp, mà thua thì cay cú cũng lại chơi tiếp. Và, số tiền chơi thua ấy, chủ đều ghi nợ và tính lãi cả".
Cũng từng là một nạn nhân của tình trạng cho vay nặng lãi, Nguyễn Bá Đ, quê huyện Phổ Yên (Thái Nguyên), sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thái Nguyên tiết lộ: "Hiện những chủ nợ đang áp dụng nhiều hình thức cho vay mà nếu nói với một cán bộ ngân hàng, họ cũng không thể tưởng tượng nổi được hình thức tính lãi".
Chẳng hạn hiện nay, chủ nợ sẵn sàng chấp nhận cho vay bảo lãnh (gồm một số người ký bảo lãnh không cần thế chấp) hay vay tín (vay không cần vật thế chấp, chỉ cần viết giấy nợ). Đây là những hình thức cho vay nhiều rủi ro, nhưng thực chất, những đối tượng chủ chấp nhận cho vay, cho ký, họ đều đã có điều tra rất kỹ về thân thế cha mẹ và hoàn cảnh gia đình của từng người.
Ngay cách tính lãi của chủ nợ cũng rất vô cùng. Mức lãi suất chủ cho vay áp dụng phổ biến từ 5 đến 10 nghìn đồng mỗi ngày cho một triệu tiền vay. Nhưng với một số trường hợp thì tỷ lệ lãi có khi lớn hơn nhiều lần.

Thông thường, chỉ sau vài ngày vay tiền, chủ nợ sẽ gọi người vay đến trả lãi. Nếu người vay không trả được, họ phải viết giấy nợ mới (viết giấy nợ chứ không phải giấy vay và không ghi lãi suất) với cả phần gốc và lãi gộp lại. Sau đó, chủ nợ lại bắt đầu tính lãi mới theo thỏa thuận.


Anh Nguyễn Tất Thắng, Trưởng phòng Công tác HSSV trường ĐH Thái Nguyên thừa nhận: Các chủ cho vay hoạt động vô cùng tinh vi nên nhà trường rất khó can thiệp! (Ảnh Nguyên Minh)
Với hình thức cho vay này, không ít sinh viên ban đầu chỉ vay mấy triệu nhưng sau vài tháng, số tiền nợ, có xác nhận của người vay hẳn hoi, đã lên đến con số vài chục triệu. Những ai vay nhiều, nếu không trả kịp thì số tiền nợ chủ tính lên đến hàng trăm triệu, thậm chí cả tỷ đồng cũng là chuyện rất bình thường.
Tuy nhiên, nợ đến một mức nào đó, chủ nợ sẽ bằng nhiều cách để ép sinh viên phải trả nợ. Trong đó, cách phổ biến nhất là dọa báo nhà trường. Không ít trường hợp sinh viên phải nghỉ học trốn về quê do bị chủ đòi nợ và dọa dẫm, thì chủ nợ cũng không buông tha, thuê cả người lên tận nhà đòi nợ.

Mà họ đòi nợ rất khó chịu. Khi chưa nhận được tiền, ngày nào họ cũng đến nhà giải chiếu ngồi trước cửa. Ai cũng biết thừa đấy là dân “xã hội đen” nhưng không dám báo công an mà vẫn phải thu xếp tiền đi trả để mong con cái được tiếp tục học hành.
Bảo lãnh thì… lãnh đủ
Cho đến bây giờ, Nông Thị L.A, sinh viên năm thứ 3, lớp đào tạo theo địa chỉ thuộc Khoa toán, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, quê Cao Bằng vẫn bàng hoàng vì món nợ lên đến 100 triệu mà cô đang bị chủ ép phải trả.
Theo lời kể của L.A. thì cách đây khoảng 3 tháng, cô được một người bạn có tên là Hà Thị H, học cùng lớp, lại cùng quê xin một chữ ký bảo lãnh để H. có thể vay tiền. Nghĩ rằng mình chỉ cần ký, không phải nộp thẻ sinh viên hay CMND gì thì không có ràng buộc. Vì thế, L.A đã cùng một nhóm bạn 3 người nữa (hầu hết là con cán bộ Nhà nước công tác ở Cao Bằng) vô tư cùng ký bảo lãnh để H. vay tiền, với số lãi bao nhiêu, họ cũng không rõ.
Khoảng một tháng trước đây, L.A và ba người ký bảo lãnh vay tiền cho Hà Thị H. cùng bị chủ nợ triệu tập, với lời tuyên bố xanh rờn rằng: Bây giờ Hà Thị H. đã nghỉ học và không có khả năng trả nợ nữa. Vì vậy, những ai đã ký bảo lãnh cho H. vay tiền phải có trách nhiệm “san nợ” và trả nợ thay, với số tiền cả gốc và lãi lên đến 400 triệu đồng. Nếu không có khả năng trả nợ ngay lập tức thì mọi người phải viết giấy nợ mới, chia đều mỗi người 100 triệu và chủ sẽ lại bắt đầu tính lãi mới.
Bức xúc vì số tiền vay không được tiêu một đồng nên không ai trong số bốn sinh viên bảo lãnh chịu viết giấy nợ mới. Thế nhưng, cũng chính vì thái độ cứng rắn này mà họ đã bị đánh, bị nhốt từ chập tối cho đến gần 12 giờ đêm và dọa sẽ đem chuyện nợ nần báo lên nhà trường.
Theo lời L.A, sau vụ bị chủ nợ bắt nhốt và viết giấy nợ thay, cả nhóm đều rơi vào tâm trạng hoang mang tột độ. Đi đến đâu, họ cũng phải đi theo nhóm để có người nhìn trước nhìn sau. Có người, vì sợ chủ truy nợ nên sau đó đã phải chuyển chỗ ở trọ, phải bỏ số điện thoại cũ và gọi cho bố mẹ mang tiền xuống thỏa thuận trả nợ, mong có thể cứu vãn được sự nghiệp học tập.


Cô Lâm Tú Anh: Nếu nghỉ học quá nhiều, Khoa gửi giấy đến gia đình lần thứ 3, nhà trường sẽ đuổi học theo quy chế! (Ảnh Nguyên Minh)
Thế nhưng, không phải gia đình sinh viên nào cũng đủ điều kiện trả hàng trăm triệu đồng cả gốc lẫn lãi cho các chủ tiệm cho vay qua thẻ. Vì vậy, nhiều sinh viên Trường Đại học Thái Nguyên hiện phải bỏ học, không dám về nhà và phải sống chui lủi để trốn các chủ nợ.
Chẳng hạn trường hợp của Hà Thị H., sinh viên Khoa toán K42 hay Nông Thị Bích H. sinh viên K42 Khoa Toán và Hà Thị Kh. sinh viên lớp đào tạo theo địa chỉ K43, Khoa toán, cùng quê Cao Bằng. Theo một số sinh viên Đại học Sư Phạm người Cao Bằng cho biết, hiện số nợ của cả ba sinh viên này lên đến 400-500 triệu đồng và đều đang phải nghỉ học để trốn nợ.
Cô Lâm Tú Anh, phụ trách Khoa Toán, Phòng Công tác HSSV trường Đại học Sư Phạm cho biết, cả ba sinh viên trên đều hay nghỉ học. Nhà trường cũng không thể liên lạc do họ không đăng ký chỗ ở trọ mới và số điện thoại. Do nghỉ học nhiều nên khoa đã gửi giấy báo về gia đình của sinh viên. Nếu gửi giấy báo đến lần thứ 3 mà gia đình không có hồi âm, nhà trường sẽ đuổi học theo quy chế.
Không thể ngăn chặn?
Anh Nguyễn Tất Thắng, trưởng ban công tác HSSV, Đại học Thái Nguyên khi trao đổi về tình trạng sinh viên vay nặng lãi, thậm chí phải âm thầm nghỉ học để trốn nợ, cũng thừa nhận: tình trạng này là đúng sự thật và vẫn đang diễn ra phổ biến.


Bà Ma Thị Nguyệt, Phó Chủ tịch tỉnh Thái Nguyên: Chính quyền địa phương chưa thấy tình trạng vay nặng lãi quá nổi cộm!
Tuy nhiên, do các chủ cho vay nặng lãi hoạt động quá tinh vi. Chẳng hạn, họ cho vay lãi thật nhưng khi cho vay, họ chỉ ghi giấy nợ, còn lãi bao nhiêu phần trăm thì chủ nợ và người đi vay thỏa thuận miệng nên rất khó xử lý, khó có chứng cứ để nhà trường can thiệp.
Nói về nạn cho vay nặng lãi trong sinh viên, bà Ma Thị Nguyệt, Phó Chủ tịch tỉnh Thái Nguyên thừa nhận: một khi hoạt động vay cầm đồ còn được công nhận là hoạt động hợp pháp thì tình trạng cho vay nặng lãi và ép nợ là điều khó tránh khỏi.
Hơn nữa, việc người cho vay và người vay có sự thỏa thuận nên cũng không ngăn chặn được. Nếu phát hiện ra trường hợp cụ thể thì tỉnh mới có thể chỉ đạo cơ quan điều tra vào cuộc được.
Khi chính quyền địa phương còn đang chờ sự việc cụ thể để vào cuộc điều tra thì trong thực tế, những nạn nhân của vay nặng lãi vẫn phải tự thỏa thuận và giải quyết với chủ nợ, thay vì tố cáo lên chính quyền vì sợ ảnh hưởng đến học tập của con cái và sợ xã hội đen trả thù. Vì vậy, tình trạng vay nặng lãi vẫn cứ âm thầm nhấn chìm tương lai của biết bao sinh viên đang theo học tại các trường cao đẳng, đại học Thái Nguyên!

Đâu là giới hạn ?? 1243238855-ChuocChoSayDeRoi-1

****HÃY ĐỂ HY VỌNG LUÔN HIỆN HỮU...SỐNG KHÔNG CHỈ VÌ ÔNG BÀ GIÀ MÀ CÒN VÌ CHÍNH MÌNH NỮA ***
Đâu là giới hạn ?? Clover12pk0
Về Đầu Trang Go down
 
Đâu là giới hạn ??
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Mình giới thiệu với các bạn trang web
» Nhấn Ctrl Phải, mở cửa thế giới cùng từ điển thông minh KOOLdic 2010

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: K44KXC.01 :: Tin Tức Tổng Hợp-
Chuyển đến